Các biểu hiện của bệnh xơ gan theo giai đoạn

Biểu hiện của bệnh xơ gan tuy không phải là biểu hiện đặc trưng nhưng lại có rất nhiều. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà xuất hiện các biểu hiện với mức độ rõ rệt khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các biểu hiện của bệnh xơ gan theo từng giai đoạn bệnh nhé.

I/ Tìm hiểu về bệnh xơ gan

Xơ gan là bệnh lý mà gan bị suy giảm chức năng do các tế bào gan bị tổn thương trong thời gian dài, bị hoại tử, gây tăng sinh các tế bào xơ gan.

Xơ gan tiến triển theo 2 giai đoạn là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Ở giai đoạn gan còn bù, bệnh gần như không có biểu hiện rõ rệt nào. Khi tiến triển sang giai đoạn gan mất bù thì biểu hiện của bệnh xơ gan đã xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn. Lúc này, gan không còn khả năng phục hồi chức năng nữa. Các phương pháp điều trị chỉ có thể điều trị bảo tồn, kéo dài tiến triển của bệnh mà thôi. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm, điều trị cải thiện chức năng gan khi đang ở giai đoạn gan còn bù vô cùng quan trọng.

Tìm hiểu kiến thức về bệnh xơ gan

II/ Tìm hiểu các biểu hiện của bệnh xơ gan trong mỗi giai đoạn

1/ Biểu hiện của bệnh xơ gan trong giai đoạn gan còn bù

Lúc này các biểu hiện của bệnh xơ gan xuất hiện khá mờ nhạt. Bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu chủ yếu là các rối loạn tiêu hóa nhẹ như: chán ăn, mệt mỏi, đi ngoài phân nát,…

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể cảm thấy hơi đau vùng hạ sườn phải, vùng có chứa phần đầu của gan. Khi các tế bào gan bị tổn thương thì sẽ gây nên các cơn đau.

Bệnh nhân còn có thể gặp một số bất thường trên da như da dẻ xanh xao, ngứa, nổi mề đay. Khi các chất độc và muối mật tích tụ lại dưới da do xơ gan, sẽ bộc phát lên da, gây nên những cơn ngứa khó chịu cho người bệnh.

2/ Biểu hiện của bệnh xơ gan trong giai đoạn gan mất bù

Khi xơ gan đã chuyển sang giai đoạn gan mất bù, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt và nguy hiểm hơn như:
Rối loạn tiêu hóa một cách trầm trọng: Bệnh nhân sẽ thấy đầy chướng bụng, ăn uống giảm hẳn đi, đi ngoài ra phân lỏng, có màu đen,…

Bụng căng chướng rất to: do dịch cổ trướng. Khi thiếu dinh dưỡng do bệnh xơ gan, cụ thể là thiếu albumin huyết tương, các dịch lỏng sẽ thẩm thấu ra ngoài tế bào, tràn vào các khoang rỗng ở bụng, làm bụng căng chướng. Đây là biểu hiện của bệnh xơ gan đặc trưng nhất. Khi khám gõ bụng và siêu âm bụng của bệnh nhân xơ gan sẽ phát hiện ra có dịch cổ trướng.

Biểu hiện trướng bụng bất thường ở người bị xơ gan

Phù nề: dịch cổ trướng khi chèn vào các dây thần kinh sẽ gây phù cho các cơ quan khác như cổ chân, cổ tay, bàn chân, mí mắt, mặt,… Phù ở bệnh nhân xơ gan là phù trắng, phù mềm, ấn vào thấy lõm. Tuy nhiên bệnh nhân xơ gan sẽ không phù nhiều như các bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận.

Giãn tĩnh mạch, xuất huyết: dịch cổ trướng khi chèn vào các tĩnh mạch sẽ làm giãn mạch máu, gây chảy máu ồ ạt. Ban đầu bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng. Sau khi tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn, người bệnh có thể bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu, gây thiếu máu trầm trọng, giảm tiểu cầu và bạch cầu, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng, sốt: dịch cổ trướng còn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng, khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để kháng lại các vi khuẩn gây hại, gây nên những cơn sốt liên tục cho người bệnh.

Đau bụng dữ dội và liên tục: gan bị tổn thương càng nặng nề thì bệnh nhân càng bị đau bụng dữ dội. Các cơn đau có thế xuất hiện liên tục, kéo dài, bắt đầu ở hạ sườn phải, sau đó lan rộng sang các vùng lân cận. Nếu xuất hiện khối u, bệnh nhân có thể bị đau tới vai phải.

Vàng da: do nồng độ bilirubin huyết tương tăng cao. Bilirubin được phân giải ở gan. Nhưng khi gan bị suy giảm chức năng, không phân giải được bilirubin. Nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy, vàng da, có thể có cả vàng mắt chính là một biểu hiện của bệnh xơ gan.

Ít đi tiểu, chứng não gan: khi bệnh xơ gan tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ bị thiếu niệu. Việc ít đi tiểu sẽ dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao, khiến gan bị nhiễm độc, gây nên chứng não gan. Bệnh nhân mắc não gan sẽ bị rối loạn tâm thần, viêm dây thần kinh ngoại vi, lúc buồn ngủ, lúc mất ngủ, lúc hưng phấn, lúc lại trầm cảm,… có thể dẫn đến tử vong do hôn mê, mê sảng.

Trên đây là các biểu hiện của bệnh xơ gan theo từng giai đoạn phát triển của bệnh. Hi vọng có thể giúp các bệnh nhân xơ gan phát hiện được bệnh và điều trị sớm nhất có thể.

Ăn sung chữa sỏi thận, khỏi bệnh sau 3 tháng

Sung là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nhưng không phải ai cũng biết rằng sung chữa sỏi thận cực kì hiệu qủa. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng tuyệt vời này của quả sung các bạn nhé.

1/ Tại sao có thể dùng sung chữa sỏi thận?

Sung có lẽ đã trở nên rất quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày với hình ảnh của món sung muối. Trông qủa sung rất nhỏ bé và bình dị nhưng lại giàu dinh dưỡng hơn chúng ta vẫn nghĩ đấy các bạn ạ.

Thành phần của sung có rất nhiều đường, chất béo có lợi, protein thực vật, các axit hữu cơ, các loại vitamin B, C, canxi, photpho, kali, sắt và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Đây đều là những chất cần thiết đối với cơ thể.

Quả sung chữa sỏi thận
Sung không chỉ là một loại thực phẩm phổ biến  và rất giàu dinh dưỡng mà sung còn là 1 vị thuốc tuyệt vời trong các bài thuốc Đông y.

Trong Đông y, quả sung có tính bình, khả năng giải độc, làm sạch thận và ruột, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, làm tán sỏi hiệu quả… Bởi vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sung chữa sỏi thận.

2/ Các cách sử dụng sung chữa sỏi thận

Có một số cách sử dụng sung chữa sỏi thận hiệu qủa được thực hiện rất đơn giản như sau:

Chuẩn bị sung:
-          B1: Chuẩn bị một lượng quả sung bánh tẻ hoặc đã chín già rồi rửa sạch
-          B2: Cắt đầu sung  rồi ngâm nước muối khoảng 15 phút cho ra hết nhựa
-          B3: Vớt sung ra, để ráo nước rồi xắt thành những lát mỏng
-          B4: Sung đem phơi khô hoặc sấy khô
-          B5: Hạ thổ trong 30 phút rồi bảo quản sung ở nơi khô ráo để dùng dần

Phương pháp thực hiện:
Nếu sử dụng sung bánh tẻ thì mỗi ngày bạn lấy ra 200g sung khô, sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Khi nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chắt nước ra, uống sau bữa ăn.

Nếu sử dụng sung già thì mỗi ngày bạn chỉ cần sắc 100g sung khô thôi. Bởi trong sung già chứa nhiều các hoạt chất giúp bào mòn sỏi hơn sung bánh tẻ nên lượng sung cần sử dụng mỗi ngày sẽ ít hơn.

Ngoài ra, còn phương pháp điều trị sỏi thận bằng sung kết hợp cùng một số vị thuốc khác. Phương pháp này được thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 50g sung khô (sung già), 5 lát gừng tươi, 8g râu ngô, 12g nghệ, 8g cam thảo, 10g màng mề gà, 10g lá vọng cách, 10g nhân trần, 10g atiso.

Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc cùng 1,5 lít nước. Đun cho tới khi nước cạn còn 500ml thì tắt bếp, chắt nước ra, uống sau bữa ăn. Bã còn lại có thể dùng để sắc tiếp 2 lần nước nữa để uống trong ngày.

Quả sung là nguyên liệu trong điều trị sỏi thận
Râu ngô, màng mề gà, nhân trần, atiso, lá vọng cách,… đều là các dược liệu giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng lọc cầu thận,… Vậy nên khi kết hợp cùng với sung sẽ cho chúng ta bài thuốc điều trị sỏi thận tuyệt vời. Phương pháp điều trị này còn có thể xua tan các triệu chứng do sỏi thận gây ra như bí tiểu, tiểu buốt,…

1 liệu trình điều trị của các phương pháp dùng sung chữa sỏi thận trên cần kiên trì thực hiện trong 3 tháng. Sau khi kết thúc 1 liệu trình bệnh nhân nên đi kiểm tra tình hình tiến triển của bệnh. Nếu thấy kích thước viên sỏi thuyên giảm thì người bệnh có thể sử dụng liệu trình điều trị tiếp theo cho tới khi sỏi bị đánh tan hoàn toàn. Nhưng nếu tình trạng bệnh không có tiến triển gì thì cần phải chuyển sang phương pháp điều trị khác.

3/ Những lưu ý khi sử dụng sung chữa sỏi thận

Với những bệnh nhân sỏi thận ở giai đoạn muộn, kích thước sỏi đã lớn hay đã có những biến chứng nguy hiểm thì dùng sung chữa sỏi thận sẽ mang lại hiệu quả.

Đối với tùy từng thể trạng của mỗi bệnh nhân mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Bệnh nhân cũng có thể cần gia giảm các vị trong bài thuốc để phù hợp với tình trạng của mỗi người. Vậy nên người bệnh cần phải thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tại nhà.

Trên đây là phương pháp dùng sung chữa sỏi thận rất đơn giản và an toàn, bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn sớm điều trị bệnh thành công và có một sức khỏe thật tốt.

Bạn đọc xem thêm: Râu ngổ chữa sỏi thận hay

Tổng hợp kiến thức về bệnh xơ gan và cách điều trị

Kiến thức về bệnh xơ gan và cách điều trị là thông tin mà mọi người cần nắm được bởi mức độ phát triển của căn bệnh này ngày càng ở mức báo động.

Những thông tin cần biết về bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan là căn bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và các nốt tân sinh. Nếu không điều trị sớm, các mô xơ sẽ lan khắp gan khiến chức năng gan bị suy giảm trầm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Theo số liệu thống kê có tới gần 30.000 người tử vong vì bệnh xơ gan mỗi năm và tập trung chủ yếu ở những người bệnh có độ tuổi từ 45-65.

Khi mới mắc bệnh xơ gan người bệnh ít có biểu hiện gì rõ ràng, chỉ khi bệnh phát triển nặng những triệu chứng mới rõ ràng hơn. Có thể kể đến như:

  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi
  • Sút cân
  • Vàng da
  • Đau tức vùng bụng, đầy bụng
  • Buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đi ngoài phân đen
  • Giảm nhu cầu sinh lý
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng

Bệnh xơ gan thường xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Những người nghiện bia rượu
  • Những người bị viêm gan virus  điển hình là viêm gan B
  • Những người bị xơ gan do ký sinh trùng: Thường gặp là Lỵ amip, sán lá gan và ký sinh trùng sốt rét.
  • Những người bị ứ mật có nguy cơ dẫn đến xơ gan rất cao
  • Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài
  • Bẩm sinh trẻ sinh ra không có ống dẫn mật.

Xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, não gan, ung thư gan đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy xơ gan và cách điều trị như thế nào ?

Xơ gan và cách điều trị bệnh hiệu quả 

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có cách điều trị xơ gan tận gốc. Tất cả các phương pháp điều trị hiện có chỉ có thể làm chậm diễn biến của bệnh bằng cách loại bỏ những tác nhân gây bệnh. Nếu mức độ tổn thương của gan chưa quá nặng, người bệnh được điều trị đúng cách thì gan có thể phục hồi lại được.

Điều trị xơ gan tại các phòng khám


Vậy xơ gan và cách điều trị bệnh như thế nào? Có thể chia thành 3 phương pháp điều trị bệnh xơ gan như sau:

Điều trị nguyên nhân: Bản chất của phương pháp này là tìm ra nguyên nhân gây bệnh xơ gan và loại bỏ các nguyên nhân đó.

Điều trị bảo tồn: Người bệnh xơ gan sẽ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời tuân thủ theo đúng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

Điều trị biến chứng: Đây là phương pháp điều trị các biến chứng mà bệnh xơ gan gây ra với người bệnh như: Biến chứng cổ trướng, nhiễm trùng, ung thu gan, não gan để giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh. Với mỗi loại biến chứng sẽ có cách điều trị phù hợp. Đồng thời bệnh nhân cần phải thường xuyên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh.

Một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh xơ gan

Kết hợp với các phương pháp điều trị xơ gan, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để ngăn chặn sự phát triển của bệnh đồng thời giúp quá trình điều trị xơ gan đạt hiệu quả cao nhất.

Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá - một trong những tác nhân chính gây nên bệnh xơ gan.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng đầy đủ dưỡng chất, hạn chế chất béo, đường và cholesterol xấu.

Ăn chín, uống sôi, không nên ăn các món như gỏi, thịt tái, tiết canh, rau sống, salat...
Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao thể lực
Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để có thể xử lý kịp thời nếu như bệnh tiến triển nặng và xuất hiện các biến chứng.

Thông tin về bệnh xơ gan và cách điều trị mà chúng tôi chia sẻ phía trên chắc chắn sẽ giúp ích không ít cho bạn đọc trong quá trình phòng và điều trị bệnh.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Dinh dưỡng cho người suy thận cần lưu ý gì?

Dinh dưỡng cho người suy thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ngăn ngừa và điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ quyết định huyết áp, hàm lượng đường trong máu, hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Bạn đọc quan tâm:


Dinh dưỡng cho người suy thận như nào?

Với bệnh nhân bị suy thận, chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống và điều trị bệnh. Dinh dưỡng cho người suy thận hợp lý sẽ có tác dụng kiểm soát huyết áp ổn định, cân đối hàm lượng cholesterol và đường trong cơ thể.

Khi chức năng thận bị suy giảm, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên bị buồn nôn, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường chức khỏe để chống lại bệnh, đồng thời làm hạn chế tiến triển bệnh, phòng tránh biến chứng của bệnh.



Người suy thận không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, kali để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Việc ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng áp lực lên thận, thận phải làm việc nhiều hơn.

Bênh cạnh đó, khi bị suy thận, người bệnh nên hạn chế ăn muối, tích cực uống nước, rau xanh và hoa quả giúp thận lọc và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, giảm tải cho thận, cải thiện chức năng thận.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận

Dù ở bất cứ giai đoạn nào, người bị suy thận cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh vì nó quyết định trực tiếp đến quá trình phát triển của bệnh.Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc về dinh dưỡng sau đây:

Kiểm soát nước

Nước rất quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị suy thận uống quá nhiều nước sẽ khiến lượng nước bị dư thừa, tích tụ trong cơ thể gây tăng huyết áp, phù phổi, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tràn dịch khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.



Tuy nhiên, nếu uống quá ít nước sẽ khiến các chất độc hại, chất cặn bã không được hòa tan mà tích tụ và lắng đọng tạo sỏi gây hại cho thận.

Để kiểm soát lượng nước vào cơ thể, người bệnh có thể tính lượng nước uống mỗi ngày bằng cách đo lượng nước tiểu trong ngày hôm trước cộng thêm khoảng 200-500 ml. Người bệnh có thể bổ sung lượng nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc hoặc nước rau, nước canh, nước ép hoa quả.

Ăn nhạt

Người bị suy thận nên hạn chế ăn muối, mỗi ngày từ 2-3 g để cải thiện và kiểm soát huyết áp, đồng thời giúp ngăn chặn quá trình tích nước dẫn đến phù.  Một số thực phẩm chứa nhiều natri người bệnh nên hạn chế sử dụng: pho mát, thực phẩm đóng hộp, hun khói.

Giảm phốt pho

Bị suy thận ở giai đoạn cuối, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều phốt pho để làm giảm hàm lượng phốt pho trong máu. Ở giai đoạn này, chức năng thận bị suy giảm mạnh, thận không còn khả năng lọc và đào thải phốt pho ra khỏi cơ thể. Lượng phốt pho trong cơ thể cao sẽ khiến xương bị mất canxi, từ đó gây loãng xương. Các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho người bệnh nên hạn chế sử dụng đó là: các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, coca cola, bia…

Giảm Kali

Với những người bị suy thận, việc kiểm soát hàm lượng kali trong cơ thể là vô cùng quan trọng. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa kali sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao, có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập gây tử vong.

Kiểm soát lượng kali trong cơ thể hợp lý sẽ làm chậm sự tích tụ của chất thải trong máu. Một số thực phẩm chứa nhiều kali: đậu nành, đậu xanh, cá ngừ, cá thu, rau dền đỏ, rau ngót, khoai sọ, chuối, na, đu đủ, hồng... Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm chứa ít kali vào chế độ ăn uống hàng ngày như: cam, bưởi, bí đao, mướp, su su, bắp cải, súp lơ ...

Kiểm soát protein

Người bị suy thận nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều protein đề hạn chế tình trạng ure máu tăng.Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh, lượng đạm mỗi ngày cần bổ sung khoảng 0,6-0,8g/kg với những bệnh nhân chưa điều trị lọc máu, khoảng  1,2-1,4g/kg với người điều trị lọc máu.

Người bệnh nên bổ sung đạm cho cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm như: thịt, cá, trứng... để đảm bảo đủ acid amin cơ bản cần thiết và dễ hấp thu.

Giàu năng lượng, đủ vitamin và yếu tố vi lượng

Bệnh nhân suy thận cần cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng, giúp cơ thể có thể đối phó lại bệnh tật, ngăn ngừa bệnh tấn công, phát triển.  Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và các yếu tố vi lượng như sắt, vitamin B12, axit folic, vitamin B6,  vitamin B, C, A, E giúp cải thiện chức năng thận, bảo về thận.


Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mỗi người. Vậy khi mắc các bệnh về thận điển hình là suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Bạn khám phá: Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận

 Suy tuyến thượng thận là bệnh gì? 

Suy tuyến thượng thận có tên quốc tế là bệnh Addision, đây là một căn bệnh thuộc hệ nội tiết. Suy tuyến thượng thận là 1 dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết là hormone cortisol và aldosterone.

Nếu không có 2 hormone này, nước và  muối của cơ thể sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu, khiến huyết áp giảm xuống rất thấp. Không những thế lượng kali sẽ tăng nhanh đến mức nguy hiểm.



Hiện có hai loại suy tuyến thượng thận chính là: suy thượng thận nguyên phát và suy thượng thận thứ phát. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng bất thường như: mệt yếu cơ, tụt huyết áp, sút cân, đôi khi có sạm da, nôn mửa liên tục, mất nước, đi ngoài, đau bụng âm ỉ, có khi lại đau dữ dội…
Nếu thấy những dấu hiệu bất thường trên cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? 

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không chắc chắn sẽ luôn là nỗi khúc mắc của người bệnh. Chúng ta đều biết thận là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể người, nắm giữa nhiều chức năng. Khi thận bị tổn thương thì chắc chắn mọi chức năng cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế bệnh suy tuyến thượng thận rất nguy hiểm đến đời sống và sức khoẻ của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

 Suy giảm hormon cortison của tuyến thượng thận

Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, stress, làm việc không tập trung, thiếu hiệu quả và hiện tượng xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày.
Sút cân trầm trọng: các khoáng chất thiết yếu như muối, nước giảm mạnh, gây rối loạn các thành phần điện giải.
Huyết áp không ổn định: Khi bị suy tuyến thượng thận huyết áp của người bệnh khi bị hạ thấp, lúc lại lên rất cao khiến bệnh nhân khó đề phòng.
Rối loạn tiền đình
Buôn nôn, nôn
Thường bị đau bụng dữ dội

Suy tuyến thượng thận gây suy giảm Aldosteron

Aldosteron yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sinh lý bình thường của con người. Khi mắc suy tuyến thượng thận sẽ làm suy giảm Aldosteron từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong vấn đề sinh lý ở người bệnh như:

Gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, nguy cơ tắc kinh và có thể dẫn đến vô sinh.
Giảm khả năng sinh lý ở nam giới, có thể khiến người bệnh cảm thấy bất lực khi quan hệ.

Những biến chứng nguy hiểm của suy tuyến thượng thận

Khi mắc suy tuyến thượng thận nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy thận chức năng: lượng Ure và Creatinin trong máu giảm, đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận.
Thiếu máu: Khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt
Bạch cầu giảm xuống dưới mức cho phép: Làm hệ thống miễn dịch của cơ thể giảm dần, người bệnh dễ mắc các bệnh khác.
Gây ra hiện tượng bí tiểu.

Hiện tượng bí tiểu

Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bệnh suy tuyến thượng thận biến chứng thành ung thư tuyến thượng thận. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối sẽ không thể cứu chữa được nữa.

Biện pháp phòng tránh bị suy tuyến thượng thận 

Trước những nguy hiểm mà bệnh suy tuyến thượng thận có thể gây ra, mỗi người đều nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp sau:

Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc mầm mống bệnh sẽ có phương pháp điều trị sớm.
Không tự ý dùng các loại thuốc có thành phần chức Corticoid
Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, hợp lý, thường xuyên vận động để nâng cao thể lực.
Nếu đã có tiền sử bị bệnh thận lúc nào cũng phải có thuốc bên người

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu được về căn bệnh suy tuyến thượng thận là bệnh gì? Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? … để từ đó có cái nhìn tổng quát nhất và chú ý giữ gìn sức khỏe để không phải mắc các bệnh nguy hiểm này.

Cảnh báo những hiện tượng suy thận cần phải biết

Hiện tượng suy thận rất khó phát hiện ra bởi chúng biểu hiện không rõ rang, cũng không đặc trưng, rất dễ nhầm sang biểu hiện của bệnh khác. Tuy nhiên không phải là không thể phát hiện. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những hiện tượng suy thận dễ dàng nhận ra nhất

1/ Những hiện tượng suy thận dễ nhận biết nhất - Những bất thường về việc đi tiểu

Nếu bạn thường xuyên phải đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường thì đừng xem nhẹ, rất có thể đó là hiện tượng suy thận đấy.
Ngoài ra, các dấu hiệu như tiểu ít, bí tiểu, tiểu buốt, nước tiểu đục hơn bình thường,… thì cũng có thể là hiện tượng của suy thận đấy.



Nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu có mô tả triệu chứng của họ với chúng tôi rằng. Nhiều khi khọ nghĩ rằng mình cần vào nhà vệ sinh, nhưng kết quả, khi vào trong họ lại không thể đi tiểu và họ vẫn cảm thấy rất căng tức.

Khi bệnh tình tiến triển nặng hơn thì nước tiểu có thể có màu hồng hoặc sủi bọt lăn tăn, do có lẫn tế bào hồng cầu và đạm.

Thận là cơ quan tham gia lọc và bài tiết nước tiểu, nên việc thận bị tổn thương sẽ gây nên những ảnh hưởng đầu tiên đó là các vấn đề về việc tiểu tiện.

2/ Sưng, phù

Phù nề cũng là hiện tượng suy thận rất dễ phát hiện ra. Bạn có thể thấy, cổ chân, bàn chân, cánh tay, mặt hay mi mắt của bình bỗng sưng to lên, mặc dù cân nặng của bạn vẫn không thay đổi, có thể còn bị giảm đi, thì hãy cẩn thận, rất có thể là bạn đã bị suy thận rồi đấy.

Do thận bị suy giảm chức năng khiến lượng nước tiểu dư thừa không được đào thải hết, bị tích tụ lại trong cơ thể, dồn xuống các bộ phận khác gây nên phù nề.

3/ Ngứa

Những cơn ngứa xuất hiện do bệnh suy thận gây ra ban đầu sẽ lan khắp da, sau đó chạy dọc sống lưng. Người bệnh bỗng nhiên sẽ cảm thấy rất ngứa mà không hiểu nguyên nhân, ngứa như ngứa tận sâu bên trong cơ thể, dù gãi rách da vẫn không thể hết ngứa.

Những cơn ngứa xuất hiện là do các chất độc không được thận đào thải hết, tích tụ lại bên trong cơ thể, dần dần bộc phát lên da. Vậy nên ngứa không đơn giản như bạn nghĩ. Đó cũng có thể là hiện tượng suy thận.

4/ Buồn nôn, nôn, sụt cân

Khi các chất độc đã tích tụ quá nhiều, cơ thể cần phải tìm con đường khác để đào thải bớt độc tố và nôn chính là một lựa chọn của cơ thể. Bệnh nhân bị suy thận có thể thường xuyên buồn nôn và khi nôn thì không thể dừng lại được mà phải nôn hết tất cả thức ăn trong bụng ra ngoài.



Triệu chứng nôn thường đi kèm với việc chán ăn. Bệnh nhân bị suy thận có thể cảm thấy không muốn ăn, chán ăn, do các rối loạn chuyển hóa mà bệnh suy thận gây ra, khiến cơ thể bị sụt cân nhanh chóng.

5/ Chóng mặt, mệt mỏi, kém tập trung

Thận là cơ quan sản sinh ra hormone điều hòa quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể của hồng cầu. Nên bệnh suy thận là nguyên nhân của chứng thiếu máu, tức là thiếu lượng hồng cầu có thể vận chuyển oxy.

Việc cung cấp thiếu oxy lên não và tới các cơ sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên thấy chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ,… Vậy nên đây cũng chính là các hiện tượng suy thận mà bạn có thể dễ dàng tự nhận biết được.

Nhiều bệnh nhân suy thận có chia sẻ với chúng tôi rằng họ thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ suốt cả ngày mặc dù gần như không hề làm bất cứ việc gì.

6/ Chuột rút, lạnh các chi

Thiếu máu và mất cân bằng nội môi do thận bị suy giảm chức năng khiến cho bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải các triệu chứng chuột rút, co quắp chân tay, cảm thấy rung mình, ớn lạnh, lạnh tay chân và sợ lạnh,…

7/ Mệt mỏi, suy nhược

Trong nước tiểu đầu thương có lẫn rất nhiều khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể. Các chất này sẽ được thận lọc và giữ lại. Tuy nhiên, khi thận không đảm bảo được chức năng của nó, thì các chất này sẽ đi theo nước tiểu đào thải ra ngoài. Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, kết hợp với chứng nôn mửa, chán ăn, sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và dần dẫn đến suy nhược.

Trên đây là những hiện tượng suy thận dễ dàng để nhận biết nhưng lại thường bị bỏ qua, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thong tin bổ ích. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh.

Vị thuốc Đông y trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Có những vị thuốc Đông y trị gan nhiễm mỡ nào là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm bởi phương pháp chữa bệnh này vừa an toàn, hiệu quả lại ít tốn kém chi phí.

Bạn đọc có thể quan tâm:


Nguy hiểm từ căn bệnh gan nhiễm mỡ

Ngày ngay con người phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, nhiều căn bệnh trong cuộc sống, gan nhiễm mỡ là một trong số đó với tỷ lệ người mắc bệnh chiếm tới 20% dân số trên khắp thế giới. Căn bệnh này sẽ không quá nguy hiểm nếu như phát hiện và điều trị sớm.

Thế nhưng đại đa số phát hiện ra bệnh khi gan đã nhiễm mỡ nặng vì bệnh ít có những biểu hiện rõ rệt dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và 20% số bệnh nhân gan nhiễm mỡ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan.

Khi lượng mỡ tích tụ mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan chứng tỏ cơ thể đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Khi mới bị bệnh hoặc bị gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ, cơ thể ít có dấu hiệu gì nổi bật nên rất khó phát hiện ra. Thường thì chỉ khi đi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm gan mới có thể phát hiện ra bệnh gan nhiễm mỡ.



Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở những người gan nhiễm mỡ, tuy nhiên rất dễ bị nhầm lẫn chúng với những bệnh lý khác:

  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên
  • Vùng hạ sườn phải có cảm giác đau nhói
  • Tiêu hóa kém, phân có màu bạc
  • Da có thể bị vàng hoặc vùng mắt bị vàng

Khi bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp Tây y hoặc sử dụng thuốc Đông y trị gan nhiễm mỡ. Trong đó những bài thuốc đông y được nhiều người áp dụng đặc biệt có nhiều những bài thuốc mà nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có thể tự tìm những loại dược liệu này và thực hiện tại nhà để đẩy lùi căn bệnh gan nhiễm mỡ.

Các vị thuốc Đông y trị gan nhiễm mỡ quen thuộc trong cuốc sống


Chữa gan nhiễm mỡ bằng cây mướp đắng

Trong các vị thuốc dân gian thì mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là loại thảo dược trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

Cây mướp đắng trong dân gian trị gan nhiễm mỡ
Dùng mướp đắng điều trị gan nhiễm mỡ  độ 1 và độ 2 rất có hiệu quả. Người bệnh có thể dùng mướp đắng, rửa sạch bỏ hạt rồi xay lấy nước rồi uống 2 - 3 lần/ ngày, hoặc thường xuyên sử dụng mướp đắng để chế biến các món ăn cũng là cách hạn chế mỡ trong gan hiệu quả.

Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen 

Trong Đông y, lá sen có tên gọi là liên hiệp hoặc hà diệp, thơm mát, hơi chát, không chỉ có lợi cho sức khỏe giúp trừ độc, mát gan, lá sen còn là vị thuốc Đông y trị gan nhiễm mỡ cực kỳ hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần thái nhỏ lá sen rồi phơi khô sau đó dùng hãm nước uống hàng ngày thay trà, kiên trì sau một thời gian bệnh gan nhiễm mỡ sẽ có thuyên giảm.

Chữa gan nhiễm mỡ bằng cây nhọ nồi 

Cây nhọ nồi cũng không quá xa lạ với chúng ta. Theo Đông y, loại cây này không độc, tính hàn, có vị chua, ngọt, có tác dụng lương huyết, bổ thận, ích âm, có tác dụng chữa nhiều bệnh như: thận âm hư, chảy máu cam, sốt cao, mề đay…. Và đặc biệt đây cũng là vị thuốc đông y trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.
Để trị gan nhiễm mỡ người bệnh có thể dùng 30g cỏ nhọ nồi, 20g nữ trinh tử, 15g trạch tả 15g, 15g đương quy, đem sắc thuốc uống hàng ngày sau bữa ăn.

Chữa gan nhiễm mỡ bằng rau ngổ 

Còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: rau om, ngổ hương, ngổ thơm, thạch long vĩ, rau ngổ là loại rau thơm quen thuộc với người Việt. Loại cây này có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, ngừa ung thư…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại trong rau ngổ có chứa nhiều chất coumarine và flavonoid  có lợi cho gan, kháng viêm. rất có ích cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.

Để trị bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh chuẩn bị rau ngổ cùng lá bạc hà đem rửa sạch rồi phơi thật khô sau đó sao vàng và hạ thổ. Hàng ngày lấy một lượng vừa đủ sắc thuốc uống thay nước. Kiên trì áp dụng trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trên đây là một số vị thuốc Đông y trị gan nhiễm mỡ quen thuộc được ông cha ta áp dụng từ xa xưa và cho những kết quả rất khả quan. Nếu bạn mới bị mắc gan nhiễm mỡ có thể áp dụng những bài thuốc trên để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.