Dinh dưỡng cho người suy thận cần lưu ý gì?

Dinh dưỡng cho người suy thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ngăn ngừa và điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ quyết định huyết áp, hàm lượng đường trong máu, hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Bạn đọc quan tâm:


Dinh dưỡng cho người suy thận như nào?

Với bệnh nhân bị suy thận, chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống và điều trị bệnh. Dinh dưỡng cho người suy thận hợp lý sẽ có tác dụng kiểm soát huyết áp ổn định, cân đối hàm lượng cholesterol và đường trong cơ thể.

Khi chức năng thận bị suy giảm, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên bị buồn nôn, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường chức khỏe để chống lại bệnh, đồng thời làm hạn chế tiến triển bệnh, phòng tránh biến chứng của bệnh.



Người suy thận không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, kali để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Việc ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng áp lực lên thận, thận phải làm việc nhiều hơn.

Bênh cạnh đó, khi bị suy thận, người bệnh nên hạn chế ăn muối, tích cực uống nước, rau xanh và hoa quả giúp thận lọc và loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, giảm tải cho thận, cải thiện chức năng thận.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận

Dù ở bất cứ giai đoạn nào, người bị suy thận cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh vì nó quyết định trực tiếp đến quá trình phát triển của bệnh.Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc về dinh dưỡng sau đây:

Kiểm soát nước

Nước rất quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị suy thận uống quá nhiều nước sẽ khiến lượng nước bị dư thừa, tích tụ trong cơ thể gây tăng huyết áp, phù phổi, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tràn dịch khoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.



Tuy nhiên, nếu uống quá ít nước sẽ khiến các chất độc hại, chất cặn bã không được hòa tan mà tích tụ và lắng đọng tạo sỏi gây hại cho thận.

Để kiểm soát lượng nước vào cơ thể, người bệnh có thể tính lượng nước uống mỗi ngày bằng cách đo lượng nước tiểu trong ngày hôm trước cộng thêm khoảng 200-500 ml. Người bệnh có thể bổ sung lượng nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc hoặc nước rau, nước canh, nước ép hoa quả.

Ăn nhạt

Người bị suy thận nên hạn chế ăn muối, mỗi ngày từ 2-3 g để cải thiện và kiểm soát huyết áp, đồng thời giúp ngăn chặn quá trình tích nước dẫn đến phù.  Một số thực phẩm chứa nhiều natri người bệnh nên hạn chế sử dụng: pho mát, thực phẩm đóng hộp, hun khói.

Giảm phốt pho

Bị suy thận ở giai đoạn cuối, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều phốt pho để làm giảm hàm lượng phốt pho trong máu. Ở giai đoạn này, chức năng thận bị suy giảm mạnh, thận không còn khả năng lọc và đào thải phốt pho ra khỏi cơ thể. Lượng phốt pho trong cơ thể cao sẽ khiến xương bị mất canxi, từ đó gây loãng xương. Các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho người bệnh nên hạn chế sử dụng đó là: các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, coca cola, bia…

Giảm Kali

Với những người bị suy thận, việc kiểm soát hàm lượng kali trong cơ thể là vô cùng quan trọng. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa kali sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao, có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập gây tử vong.

Kiểm soát lượng kali trong cơ thể hợp lý sẽ làm chậm sự tích tụ của chất thải trong máu. Một số thực phẩm chứa nhiều kali: đậu nành, đậu xanh, cá ngừ, cá thu, rau dền đỏ, rau ngót, khoai sọ, chuối, na, đu đủ, hồng... Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm chứa ít kali vào chế độ ăn uống hàng ngày như: cam, bưởi, bí đao, mướp, su su, bắp cải, súp lơ ...

Kiểm soát protein

Người bị suy thận nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều protein đề hạn chế tình trạng ure máu tăng.Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh, lượng đạm mỗi ngày cần bổ sung khoảng 0,6-0,8g/kg với những bệnh nhân chưa điều trị lọc máu, khoảng  1,2-1,4g/kg với người điều trị lọc máu.

Người bệnh nên bổ sung đạm cho cơ thể bằng cách ăn những thực phẩm như: thịt, cá, trứng... để đảm bảo đủ acid amin cơ bản cần thiết và dễ hấp thu.

Giàu năng lượng, đủ vitamin và yếu tố vi lượng

Bệnh nhân suy thận cần cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng, giúp cơ thể có thể đối phó lại bệnh tật, ngăn ngừa bệnh tấn công, phát triển.  Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và các yếu tố vi lượng như sắt, vitamin B12, axit folic, vitamin B6,  vitamin B, C, A, E giúp cải thiện chức năng thận, bảo về thận.


0 nhận xét: